Chắc hẳn đối với các bạn sinh viên Y Dược, không ai là không biết đến những nhà khoa học nổi tiếng người Pháp như Louis Pasteur, hay “Thầy Năm” Alexandre Yersin (hiệu trưởng đầu tiên của trường ĐH Y Hà Nội). Thật vậy, Pháp vẫn luôn nổi tiếng là một trong những nước đào tạo ngành Y-Dược phát triển bậc nhất thế giới với rất nhiều thành tựu khoa học ghi dấu ấn quốc tế. Cũng chính vì lẽ đó mà đất nước hình lục lăng này luôn là điểm đến mơ ước của rất nhiều học sinh, sinh viên Việt Nam theo học chuyên ngành này để nâng cao trình độ chuyên môn của bản thân, tiếp cận với nền Y học hiện đại tiên tiến hàng đầu.
Cùng Việt Pháp Á Âu, tìm hiểu cụ thể về chuyên ngành Y – Dược tại Pháp và những thay đổi quan trọng trong quy trình tuyển sinh chuyên ngành này các bạn nhé!
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Chương trình đào tạo ngành Y-Dược ở Pháp nằm trong hệ thống giáo dục đào tạo đại học LMD của Châu Âu. Các chương trình này được giảng dạy tại các trường đại học tổng hợp kết hợp với 32 Trung tâm Đại học Y khoa vùng (CHRU – Centre hospitalier régional et universitaire) trải rộng khắp nước Pháp. Chi tiết các chương trình đào tạo :
Sản phụ khoa (Maïeutique/ Sage-femme) – 5 năm
Giai đoạn 1 (3 năm)
Năm 1: PASS hoặc L.AS. Năm 2 và 3: tập trung vào học lý thuyết về : phụ khoa, sản khoa, sơ sinh, nhi khoa. Ngoài ra, sinh viên phải học các môn học đại cương về giải phẫu học, y tế cộng đồng, dược học, kí hiệu học, nghiên cứu bệnh lí. Các ngành về khoa học nhân văn như tiếng anh, tâm lí học, luật, vv… được áp dụng trong thực thành. Các đợt thực tập ngắn hạn được lên kế hoạch trong suốt 2 năm, chủ yếu về việc theo dõi thai kỳ, theo dõi sinh nở, chăm sóc hậu sinh và theo dõi phụ khoa. Cuối năm 3, sinh viên sẽ nhận được DFGSMA (bằng đào tạo tổng hợp ngành sản phụ khoa)
Giai đoạn 2 (2 năm)
Sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về sản phụ khoa với chương trình học liên quan đến sản khoa, sơ sinh và phụ khoa với bệnh lí. Sinh viên sẽ được thực hành nhiều hơn với 56 tuần thực tập (gồm 6 tháng cuối khoá). Mục tiêu nhằm học cách thực hiện việc sinh đẻ không có biến chứng, dẫn một buổi chuẩn bị tiền sản tập thể, tư vấn trong và sau sinh, thực hành phòng ngừa các bệnh phụ khoa. Để có được bằng tốt nghiệp quốc gia về sản phụ khoa, sinh viên phải hoàn thành các khóa học và chương trình thực tập cũng như đạt được chứng chỉ tổng hợp điều trị lâm sàng, và bảo vệ thành công luận án.
Dược (Pharmacie) – 6 đến 9 năm
Giai đoạn 1 (3 năm)
Năm 1: PASS hoặc L.AS. Năm 2 và 3: sinh viên sẽ được học những kiến thức nền tảng của nhiều ngành áp dụng trong y tế và các sản phẩm y tế bao gồm cả thuốc (Vật lý, hoá học, sinh học, phân tử, cơ chế bệnh, công thức và sản xuất thuốc, vv..). Ngoài ra sinh viên cũng được đào tạo thêm về luật, truyền thông , quản lý, tiếng anh. Ngoài ra những môn học tự chọn cũng rất cần thiết giúp sinh viên bổ sung kiến thức và chuẩn bị cho định hướng vào năm 4 và 5. Thực tập bắt buộc tại các hiệu thuốc hoặc bệnh viện. Vào cuối năm thứ 3, sinh viên nhận được DFGSP (văn bằng đào tạo tổng quát về khoa học dược phẩm), được công nhận ở cấp độ giấy phép.
Giai đoạn 2 (2 năm)
trong giai đoạn này sinh viên được học chuyên sâu về ngành dược, khoa học sinh học và dược phẩm. Ngoài ra sinh viên còn được rèn luyện về đạo đức và ứng xử nghề nghiệp cũng như trong y tế cộng đồng. Từ kì 2 năm 4, sinh viên được chọn 1 trong những hướng sau:
- Dược sĩ để bán thuốc tại hiệu thuốc
- Công nghiệp dược phẩm, mỹ phẩm hay thực phẩm hoặc trong các cơ sở y tế
- Chuẩn bị cho thực tập nội trú, làm việc trong các khoa dược bệnh viện, sinh học y tế hay nghiên cứu đổi mới dược phẩm. Sinh viên chọn hướng này phải trải qua kì thi vào năm 5. Thực hành đóng vai trò quan trọng trong chương trình đào tạo ngành dược, chủ yếu dưới hình thức thực tập trong bệnh viện, tại các hiệu thuốc, khu công nghiệp hay trong các phòng nghiên cứu.
Giai đoạn 3 (1 hoặc 4 năm)
Sau năm 5, sinh viên đã chọn học về dược sĩ và công nghiệp dược phẩm được chọn học lên chương trình ngắn 1 năm (với 6 tháng thực tập). Chương trình dài hạn thực tập nội trú (4 năm) lựa chọn sinh viên dựa trên kì thi vào. 3 chuyên môn đào tạo trong chương trình này là : Nhà thuốc bệnh viện, đổi mới dược phẩm và nghiên cứu, hay sinh học y tế. Các kì nội trú và thực tập trong các nhà thuốc bệnh viện hay trong các phòng thí nghiệm được xen kẽ giữa những chương trình học lý thuyết . Vào cuối chương trình, sinh viên sẽ phải bảo vệ khoá luận để lấy bằng dược sĩ hay bằng nghiên cứu chuyên ngành DES.
Bác sĩ phẫu thuật – Nha sĩ (Chirurgie – Odontologie): 6 đến 8 hoặc 9 năm
Giai đoạn 1 (3 năm)
Năm 1: PASS hoặc L.AS. Năm 2 và 3: sinh viên sẽ được học những kiến thức nền tảng cần thiết để phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị các bệnh về miệng, răng, và hàm. Ngoài ra sinh viên sẽ được học các môn học về y tế tổng quát. Thông qua các tiết thực hành, mô phỏng, sinh viên sẽ được nâng cao tay nghề, thành thạo việc chăm sóc tất cả các loại răng nếu cần thay thế và chỉnh hình răng. Kì thực tập về điều dưỡng kéo dài 4 tuần cho phép sinh viên học về các kĩ thuật sơ cứu và chăm sóc, đồng thời tìm hiểu về các hoạt động của đội ngũ y tế. Các kì kiến tập về nha khoa cũng được báo trước. Cuối năm 3, sinh viên sẽ nhận được bằng đào tạo chung về răng miệng (DFGSO), và được coi như bằng cư nhân.
Giai đoạn 2 (2 năm)
Trong giai đoạn này, các kiến thức cơ bản sẽ được đào sâu và bổ sung thêm những môn học khác như nha khoa cộng đồng, pháp lý trong nha khoa hay hồi sức gây mê. Trong các tiết thực hành, sinh viện được thực hiện trên mô hình hoặc trên phần mềm, chế tạo các công cụ nha khoa. Một nửa thời gian đào tạo là thực tập , và chủ yếu tại các trung tâm chăm sóc răng hoặc tại các phòng khám răng của bệnh viện trường đại học. Vào cuối năm 5, sinh viên sẽ nhận được bằng đào tạo chuyên sâu về răng hàm mặt (DFASO), và được công nhận ở cấp độ thạc sĩ.
Giai đoạn 3 (3 năm)
Vào cuối năm thứ 5, sinh viên được chọn 2 hướng (ngắn hạn và dài hạn) tuỳ thuộc vào dự định và kết quả. Chương trình ngắn hạn kéo dài 1 năm (90% sinh viên lựa chọn) để chuẩn bị hành nghề. Để có được bằng quốc gia về bác sĩ phẫu thuật răng, sinh viên phải hoàn thành chương trình học và thực tập cũng như bảo vệ thành công luận văn. Sinh viên phải trải qua kì thi quốc gia để theo học chương trình dài hạn (nội trú). Khác với nội trú của bác sĩ chuyên khoa, nội trú của nha sĩ là không bắt buộc và chủ yếu nhằm đến đối tượng sinh viên muốn trở thành giảng viên, nghiên cứu hay bác sĩ trong bệnh viện. Sinh viên được lựa chọn 1 trong 3 chuyên khoa dựa theo thứ hạng và dự định của họ: chỉnh hình răng hàm mặt (3 năm), bác sĩ răng miệng (3 năm), phẫu thuật miệng (thực tập với bác sĩ) trong 4 năm. Giai đoạn 3 cho phép sinh viên nhận được bằng quốc gia về bác sĩ phẫu thuật nha khoa, và bằng nghiên cứu chuyên sâu (DES) cho chuyên ngành đã theo học.
Bác sĩ chuyên khoa (Médecine) – 9 đến 11 năm
Chương trình được coi là khó nhất với thời gian lâu nhất lên đến 11 năm.
Giai đoạn 1 (3 năm)
Học để lấy bằng đào tạo chung về Y học (DFGS): Sinh viên sẽ được học những kiến thức nền tảng, cơ bản về Y học. Năm đầu tiên (PASS hoặc L.AS năm 1), từ năm thứ 2 phải ứng tuyển vào theo học chuyên ngành.
Giai đoạn 2 (3 năm)
Học để lấy bằng đào tạo chuyên sâu về Y học (DFASM): Sinh viên sẽ được học chuyên sâu về chuyên ngành đã chọn. Cuối giai đoạn này, sinh viên sẽ trải qua kì thi xếp loại quốc gia (ECN), kì thi mà cho phép sinh viên học tiếp lên Bác sĩ nội trú (giai đoạn 3).
Giai đoạn 3 (3-6 năm)
Bác sĩ nội trú trong các Trung tâm đại học y khoa (CHU): Sinh viên sẽ được làm việc có lương như 1 bác sĩ trong viện, và dưới sự hướng dẫn của 1 bác sĩ kì cựu. Giai đoạn cung cấp cho sinh viên những kinh nghiệm nghề nghiệp đầu tiên về chuyên ngành của mình và theo đó việc học sẽ chủ yếu thông qua thực hành. Giai đoạn nội trú có thể kéo dài từ 3 năm đối với chuyên ngành Y đa khoa và 4 đến 5 năm đối với một số chuyên ngành khác. Kết thúc giai đoạn này, sinh viên sẽ bảo vệ luận án tiến sĩ để lấy Bằng chuyên khoa (DES), và cuối cùng nhận chứng chỉ nhà nước về Bác Sĩ (Diplôme d’État de Docteur en Médecine).
Nhìn chung thời gian đào tạo khá dài nên đòi hỏi sinh viên luôn phải có 1 kế hoạch và định hướng học tập rõ ràng với quyết tâm cao độ. Các bạn sinh viên lưu ý đối với nhóm ngành Y-Dược, các chương trình được giảng dạy hoàn toàn bằng Tiếng Pháp nên để theo học , các bạn bắt buộc phải có trình độ tiếng Pháp tối thiểu B2 (TCF từ 300 điểm hoặc DELF B2). Hiện Việt-Pháp Á Âu có mở các lớp luyện thi TCF cấp tốc, DELF B2 hàng tháng và tổ chức các kì thi thử (Examen blanc) DELF B2 -TCF miễn phí cho các bạn có nhu cầu (Vui lòng xem thêm lịch học tại đây: Link).
QUY TRÌNH ỨNG TUYỂN MỚI NHẤT – 2020
Lưu ý quan trọng: Bắt đầu từ năm 2020, nhằm giúp đa dạng hoá hồ sơ sinh viên được chọn lựa và giúp họ theo học thành công khoá học cũng như tạo điều kiện giúp họ hội nhập tốt trong môi trường làm việc đa dạng, phù hợp hơn, kì thi PACES (trước đây là cổng dự tuyển duy nhất vào khối ngành này) đã bị xoá bỏ. Theo đó, các trường đại học sẽ áp dụng quy trình xét tuyển mới sau 1,2 hoặc 3 năm học hệ cử nhân và sinh viên đều có thể dự tuyển vào chuyên ngành Y- Dược tối đa hai lần. Cụ thể, học sinh THPT có thể dự tuyển theo 1 trong 2 lộ trình mới sau:
- L.AS (Licence + Option Accès Santé – cử nhân với định hướng “Accès Santé”)
- PASS (Parcours d’accès spécifique santé – lộ trình đặc biệt “Accès Santé” cùng với 1 chuyên ngành khác).
Ngoài ra, “Chỉ tiêu – quota” về số lượng sinh viên đỗ khối ngành này, vốn thường được quy định trước trên phạm vi toàn quốc cũng sẽ bị xoá bỏ từ năm nay. Thay vào đó, các trường sẽ làm việc trực tiếp với các cơ quan Y tế cấp vùng và thông qua một phân tích số liệu trên phạm vi toàn quốc, về nhu cầu chăm sóc sức khoẻ khác nhau cũng như sự phát triển ngành nghề này tại mỗi địa phương và dựa trên khả năng tiếp nhận của các trường để từ đó mới đưa ra số lượng trúng tuyển phù hợp.
Cụ thể về 2 phương thức dự tuyển LAS và PASS được quy định như sau:
Cử nhân theo định hướng “Accès Santé” – L.AS.
- Học sinh THPT sau khi tốt nghiệp sẽ chọn chương trình học cử nhân năm 1 thuộc chuyên ngành phù hợp với thế mạnh của mình (Ngôn ngữ, Luật, Kinh tế, vv…) + 1 định hướng riêng về Y-Dược (Accès santé), hay còn gọi là L.AS năm 1. Với định hướng này trong quá trình học cử nhân, học sinh sẽ được học thêm các môn cơ sở liên quan đến Y-Dược.
- Nếu sinh viên không hoàn thành chương trình L.AS năm 1 thì sẽ không được phép dự tuyển vào chuyên ngành Y-Dược vào năm 2, mà buộc phải học lại L.AS năm 1 hoặc chuyển hướng sang Parcoursup.
- Nếu sinh viên vượt qua chương trình L.AS năm 1 thì sẽ được phép đăng kí dự tuyển vào chuyên ngành Y-Dược năm 2, lúc này sẽ có 2 khả năng xảy ra:
- Sinh viên trúng tuyển vào chuyên ngành Y-Dược năm 2.
- Sinh viên không trúng tuyển vào chuyên ngành Y-Dược năm 2: Sẽ được phép tiếp tục học cử nhân năm 2 (L.AS năm 2), rồi sau ít nhất 1 năm có thể đăng kí lại vào chuyên ngành Y-Dược. Nếu học xong năm 2 cử nhân mà sinh viên chưa muốn dự tuyển lại vào chuyên ngành Y-Dược ngay thì có thể học tiếp lên năm 3 cử nhân (L.AS năm 3) rồi có thể dự tuyển lại vào chuyên ngành Y-Dược.
Lộ trình đặt biệt “accès santé” + lựa chọn thêm một chuyên ngành khác – PASS.
- Học sinh THPT sau khi tốt nghiệp có thể chọn hướng dự tuyển thẳng vào chương trình đặc biệt năm 1 tên là PASS, được tổ chức bởi các khoa Y-Dược thuộc khối các trường đại học. Tuy nhiên, với lộ trình này, học sinh phải lựa chọn thêm 1 chuyên ngành nhỏ khác phù hợp với kế hoạch học tập và thế mạnh của mình ngoài chuyên ngành thuộc Y-Dược (ví dụ: Luật, sinh học, ngôn ngữ…).
- Nếu sinh viên không hoàn thành chương trình PASS (năm 1) thì không được phép dự tuyển vào chuyên ngành Y-Dược vào năm 2, cũng KHÔNG được phép học lại mà buộc phải chuyển hướng sang Parcoursup.
- Nếu sinh viên vượt qua chương trình PASS (năm 1) thì sẽ được phép đăng kí dự tuyển vào chuyên ngành Y-Dược năm 2, lúc này sẽ có 2 khả năng xảy ra:
- Sinh viên trúng tuyển vào chuyên ngành Y-Dược năm 2.
- Sinh viên không trúng tuyển vào chuyên ngành Y-Dược năm 2: Sẽ được phép tiếp tục học cử nhân năm 2 (L.AS năm 2), rồi sau ít nhất 1 năm có thể đăng kí lại vào chuyên ngành Y-Dược. Nếu học xong năm 2 cử nhân mà sinh viên chưa muốn dự tuyển lại vào chuyên ngành Y-Dược ngay thì có thể học tiếp lên năm 3 cử nhân (L.AS năm 3) rồi có thể dự tuyển lại vào chuyên ngành Y-Dược.
Lưu ý: Dù chọn lộ trình nào, sau khi hoàn thành năm 1 (Pass hoặc L.AS năm 1), sinh viên chỉ được phép dự tuyển tối đa 2 lần vào chuyên ngành Y-Dược.
Hiện nay, ngoài các trường đại học có khoa Y-Dược thì chương trình học cử nhân chuyên ngành Y-Dược cũng được giảng dạy cả trong những trường đại học không có khoa về chuyên ngành này nhằm tăng cơ hội học tập cho sinh viên. Một khi sinh viên đã được nhận vào chuyên ngành (năm 2) thì sẽ được tiếp tục theo học tại các trường đại học có khoa Y-Dược gần nhất.
VẬY ĐÂU LÀ LỘ TRÌNH PHÙ HỢP VỚI BẠN ?
Quyết định chọn theo lộ trình PASS hay L.AS năm đầu phụ thuộc phần lớn vào kế hoạch học tập và thế mạnh học tập của sinh viên. Cụ thể:
- Nếu bạn quan tâm đến lĩnh vực Y-Dược và có thế mạnh về những môn không liên quan đến sinh học, thì có thể lựa chọn lộ trình L.AS : chương trình cử nhân với chuyên ngành thế mạnh đó + định hướng “accès santé”-học thêm về Y-Dược.
- Nếu bạn chọn lộ trình PASS : tức là ngoài mục tiêu chính là ngành Y-Dược , bạn nên tự suy nghĩ và lựa chọn thêm 1 chuyên ngành khác mà bạn cũng hứng thú để có thể chuyển sang khi có nhu cầu.
SINH VIÊN VIỆT NAM DỰ TUYỂN CHUYÊN NGÀNH Y-DƯỢC Ở PHÁP NHƯ THẾ NÀO ?
- Việc dự tuyển vào chương trình cử nhân L.AS hay PASS được thực hiện cùng một quy trình giống với dự tuyển vào năm nhất Cử nhân ở Pháp (L1) thông qua cổng Etudes en France của Campus France. Để biết thêm về quy trình dự tuyển L1, LAS, PASS, mời các bạn xem thêm tại bài viết (Link).
- Để vào học giai đoạn 3 (Bác sĩ nội trú), một cuộc thi chuyên biệt được tổ chức cho các bác sĩ quốc tế (không thuộc khu vực liên minh Châu Âu). Cuộc thi này thường được mở vào tháng 3 hàng năm. Xem thêm thông tin chi tiết tại đây :
- Các bác sĩ và dược sĩ Việt Nam đã có bằng hành nghề được nhà nước công nhận và đang trong quá trình đào tạo chuyên khoa có thể theo học chuyên khoa tại Pháp (học lý thuyết + các khoá thực tập đào tạo thực hành). Có thể đi theo 2 hướng:
- Đào tạo Y khoa chuyên ngành (DFMS)
- Đào tạo Y khoa chuyên ngành nâng cao (DFMSA)
Lưu ý
- Chương trình đào tạo này không được kéo dài tối thiểu 1 học kì và không vượt quá 2 học kí, và sinh viên sẽ không được phép hành nghề tại Pháp.
- Thí sinh không được phép hành nghề y tại Pháp sau khoá học.
- Thí sinh bắt buộc phải xin thị thực (VISA) dài hạn cho sinh viên và thực hiện khai báo hồ sơ trúng tuyển trên cổng Etudes en France của Campus France.
- Trình độ tiếng pháp tối thiểu B2
Cách bước ứng tuyển
- Bước 1: Tải mẫu hồ sơ 1 DFMS et DFMSA 2022-2023 trên trang web của khoa Y trường ĐH Strasbourg tại đây. Hạn nộp hồ sơ dự tuyển 15/01 hàng năm qua bộ phận hợp tác và phát triển văn hoá thuộc Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam.
- Bước 2: Sau khi được nhận phải tiếp tục làm hồ sơ 2 trước ngày 15/05 và đợi kết quả từ ngày 15/07
- Bước 3: Thí sinh tiến hành ghi danh tại các trường đã trúng tuyển trước ngày 31/10 và nhận nhiệm vụ trong bệnh viện đại học trước ngày 01/11
Quy trình dành cho ứng viên đã đỗ DFMS/DFMSA
- Bước 1 – Tạo hồ sơ cá nhân: Mở tài khoản trên cổng Etudes en France của Campus France và nhận lại mã số đăng nhập dưới dạng VN-XX-XXX (là tên đăng nhập). Hãy ghi nhớ kĩ tên đăng nhập và mật khẩu để dễ dàng cho việc khai và chỉnh sửa hồ sơ sau này.
- Bước 2 – Khai hồ sơ trúng tuyển: Bạn vào mục “tôi đã chúng tuyển” và khai báo các thông tin liên quan.
- Trong mục “Tình trạng cá nhân hiện tại”:
- Tải lên hồ sơ 1 ảnh chân dung
- Điền các thông tin cá nhân
- Điền địa chỉ tạm trú
- Chọn “tư cách đặc biệt DFMS hoặc DFMSA”
- Trong mục “Quá trình học tập và bằng cấp của tôi”, đính kèm:
- Một bản dịch bằng đại học y, dược (đối với DFMS) hoặc một bản dịch bằng chuyên khoa y, dược (đối với DFMSA)
- Bản thỏa thuận ký giữa học viên và trường đại học tiếp nhận
- Giấy thông báo trúng tuyển của Trường đại học Strasbourg.
- Trong mục “Tình trạng cá nhân hiện tại”:
- Trong phần « Quá trình học tập và công tác », bạn phải thêm vào hồ sơ:
- Bằng đại học Y chuyên khoa (nếu chưa nhận bằng thì tạo 1 dòng « bằng Đại học hoặc sau Đại Học » chọn là « đang theo học ». Bạn không phải đính kèm chứng nhận)
- Bảng điểm của 2 năm đào tạo bằng chuyên khoa
- Bằng đại học Y đa khoa
- Bảng điểm của 6 năm đào tạo bằng đa khoa
- Bằng tốt nghiệp THPT
- Ấn trình hồ sơ sau khi đã điền xong
- Bước 3 – Đặt hẹn với Campus France: Campus France sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn nếu hồ sơ đã đầy đủ, bạn sẽ nhận được mail thông báo đặt lịch hẹn để kiểm tra hồ sơ gốc. Vào ngày hẹn, họ sẽ kiểm tra tính xác thực của các giấy tờ sau :
- Giấy tờ tùy thân (hộ chiếu hay chứng minh nhân dân)
- Bản gốc và một bản sao bằng ĐH Y hoặc Dược đối với chương trình DFMS (với bản dịch tiếng Pháp)
- Bản gốc và một bản sao bằng ĐH Y chuyên khoa hoặc Dược chuyên khoa đối với chương trình DFMSA (với bản dịch tiếng Pháp)
- Thỏa thuận đồng ý có chữ ký của cơ sở Viện / Trường tiếp nhận
- Thông báo trúng tuyển của Trường Strasbourg
- Sau khi kiểm tra hồ sơ gốc, Campus France sẽ cấp cho bạn giấy ác nhận Etudes en France. Tài liệu này là bắt buộc khi làm hồ sơ xin visa.
- Bước 4 – Nộp hồ sơ xin cấp visa. Sau khi phỏng vấn với Campus France, bạn sẽ nhận được 1 mail hướng dẫn xin visa. Thủ tục xin cấp thị thực được thực hiện trực tuyến, trên trang web france-visas.gouv.fr. Sau khi đã hoàn thành điền đơn trên France Visa, bạn sẽ được điều hướng sang trang web của TLScontact. Đây là bộ phận trung gian của Đại sứ quán Pháp ở Hà Nội và Tổng Lãnh sự quán ở TP Hồ Chí Minh, để đặt lịch hẹn nộp hồ sơ và thu thập dữ liệu sinh trắc học.
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG Y Ở PHÁP
UFR de Médecine – Université d’Amiens
UFR des Sciences Médicales – Université d’Angers
UFR Sciences Médicales et Pharmaceutiques – Université de Franche-Comté
UFR Sciences Médicales – Université Victor Segalen – Bordeaux 2
UFR de Médecine et Sciences de la Santé – Université de Bretagne Occidentale
UFR de Médecine – Université de Caen Basse-Normandie
Faculté de Médecine – Université d’Auvergne
Faculté de Médecine – Université de Bourgogne
Faculté de Médecine et de Pharmacie – Université Grenoble Rhône Alpes
Faculté de Médecine – Université des Antilles et de la Guyane (Guadeloupe)
UFR Santé – Université de La Réunion
Faculté de Médecine – Université de Lille 2 Droit et Santé
Faculté de Médecine et Maïeutique – Université Catholique de Lille
Faculté de Médecine – Université de Limoges
Faculté de Médecine Lyon Est – Université Lyon 1
Faculté de Médecine Lyon Sud – Université Charles Mérieux
Faculté de Médecine – Aix-Marseille Université
Faculté de Médecine – Université de Montpellier
Faculté de Médecine – Université de Lorraine
Faculté de Médecine – Université de Nantes
Faculté de Médecine – Université Nice Sophia-Antipolis
Faculté de Médecine – Université Paris Descartes Paris
Faculté de Médecine – Sorbonne Université.
UFR de Médecine – Université Paris Diderot
Faculté de Médecine Paris Sud – Université Paris Sud 11
Faculté de Médecine – Université Paris Est Créteil Val de Marne
UFR de Santé, Médecine et Biologie Humaine Léonard de Vinci – Université Paris Nord 13
UFR des sciences de la santé Simone Veil – Université de Versailles Saint Quentin en Yvelines (UVSQ)
Faculté de Médecine et de Pharmacie – Université de Poitiers
Faculté de Médecine – Université de Reims Champagne-Ardenne
UFR Sciences Médicales – Université de Rennes I
Faculté de Médecine et de Pharmacie – Université de Rouen
Faculté de Médecine Jacques Lisfranc – Université Jean Monnet Saint-Étienne
Faculté de Médecine – Université Louis Pasteur Strasbourg
Faculté de Médecine Toulouse Purpan – Université Paul Sabatier Toulouse III
Faculté de Médecine Toulouse Rangueil – Université Paul Sabatier Toulouse III
Faculté de Médecine de Tours – Université François Rabelais
Có một số trường đại học mà sinh viên chỉ được phép học năm nhất về Y ở đây:
Faculté de médecine – Université de Corse
Faculté de médecine – Université de Nouvelle-Calédonie
Faculté de médecine – Université de la polynésie française
DANH SÁCH CÁC TRƯỜNG DƯỢC Ở PHÁP
Site de l’Université de Picardie Jules Verne
Site de l’Université d’Angers
UFR Sciences Médicales et Pharmaceutiques SMP – Université de Franche Comté
Faculté de Pharmacie – Université Victor Segalen Bordeaux 2
UFR des Sciences Pharmaceutiques Université de Caen – Basse Normandie
Faculté de Pharmacie – Paris Sud 11
Faculté de pharmacie de Clermont Ferrand
Site de l’Université de Bourgogne
UFR de Pharmacie de Grenoble
Faculté des Sciences Pharmaceutiques et Biologiques
Faculté de Pharmacie – Université de Limoges
Institut des Sciences Pharmaceutiques et Biologiques ISPB
Faculté de Pharmacie – Université de la Méditerranée – Aix-Marseille II
Faculté de Pharmacie – Université de Montpellier I
Faculté de Pharmacie de Nancy – Université Henri POINCARE
UFR des Sciences Pharmaceutiques – Université de Nantes
Faculté des Sciences Pharmaceutiques et Biologiques – Université René Descartes
Faculté de Médecine et de Pharmacie de Poitiers
UFR de Pharmacie – Université Champagne Ardenne
Faculté de Pharmacie de Rennes
Site de l’Université de Rouen
Faculté de Pharmacie – Université Louis Pasteur
Faculté De Pharmacie – Université Paul Sabatier
Faculté de Pharmacie Philippe Maupa – Université François Rabelais
Mời bạn xem thêm:
————————————————————————————————————
Mọi thắc mắc về chương trình du học ngành Y-Dược 2023-2024 cũng như các khoá học tiếng Pháp để thi thấy chứng chỉ TCF-DELF/DALF, các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ sau:
CTY Tư vấn Giáo dục và Phát triển hội nhập Việt Pháp Á Âu
Hotline : 0983 102 258
Email : duhocvietphap@gmail.com
FanPage : www.facebook.com/duhocvietphapaau/
Địa chỉ : P 1702, Nhà A1, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, HN