Khi giới thiệu bản thân, chúng ta thường giới thiệu tên họ và nghề nghiệp của mình. Đó là lúc chúng ta cần biết đến những từ vựng tiếng Pháp về nghề nghiệp, tránh trường hợp “Je sais pas” rồi họ lại tưởng mình thất nghiệp mất. Cùng Việt Pháp Á Âu khám phá 100 từ vựng tiếng Pháp về nghề nghiệp thông dụng nhất trong bài viết này nhé!
1. 100 TỪ VỰNG TIẾNG PHÁP CHỦ ĐỀ NGHỀ NGHIỆP
Bạn làm một công việc rất “xịn” mang tên “quản lí dự án”, bố bạn thì còn là một “giám đốc marketing” nữa. Nhưng bạn lại chẳng biết hai từ này trong tiếng Pháp đọc là gì. Thật phí hoài cho một bài giới thiệu bản thân phải không? Ngoài ra, bạn cũng cần hiểu được về gia đình của bạn bè khi quen nhau. Sau đây là 100 từ vựng tiếng Pháp về nghề nghiệp để bạn giao tiếp dễ dàng hơn.
- Boulanger/Boulangère: thợ làm bánh
- Employé de banque / employée de banque: nhân viên ngân hàng
- Coiffeur/Coiffeuse: thợ cắt tóc
- Avocat/Avocate: luật sư bào chữa
- Esthéticien/Esthéticienne: nhân viên làm đẹp
- Garde du corps: vệ sĩ
- Maçon/ maçonne: thợ xây
- Homme d’affaire: doanh nhân
- Boucher/ Bouchère: người bán thịt
- Majordome: quản gia
- Charpentier/Charpentière: thợ mộc
- Caissier/Caissière: thu ngân
- Chef de cuisine: đầu bếp trưởng
- Compositeur/Compositrice: nhà soạn nhạc
- Douanier: nhân viên hải quan
- Danseur/Danseuse: diễn viên múa
- Dentiste: nha sĩ
- Détective: thám tử
- Diplomate: nhà ngoại giao
- Médecin: bác sĩ
- Chirurgien/Chirurgienne: bác sĩ phẫu thuật
- Chauffeur/Chauffeuse: lái xe
- Économiste: nhà kinh tế học
- Éditeur/Éditrice: biên tập viên
- Électricien/Électricienne: thợ điện
- Ingénieur/Ingénieure: kỹ sư
- Agent immobilier: nhân viên bất động sản
- Fermier/Fermière: nông dân
- Styliste modéliste: nhà thiết kế thời trang
- Réalisateur: đạo diễn phim
- Conseiller financier/ conseillère financière: cố vấn tài chính
- Pompier/Pompière: lính cứu hỏa
- Pêcheur/Pêcheuse: ngư dân
- Poissonnier/Poissonnière: người bán cá
- Fleuriste: người trồng hoa
- Marchand de légumes: người bán rau quả
- Coiffeur: thợ làm đầu
- Aide ménager / ménagère: người giúp việc nhà
- Responsable RH / Responsable des ressources humaines: trưởng phòng nhân sự
- Illustrateur/Illustratrice: họa sĩ vẽ tranh minh họa
- Analyste en investissements: nhà phân tích đầu tư
- Concierge: người dọn dẹp, nhân viên vệ sinh
- Journaliste: nhà báo
- Juge: quan tòa
- Avocat/Avocate: luật sư nói chung
- Sauveteur/Sauveteuse: nhân viên cứu hộ
- Magicien/Magicienne: ảo thuật gia
- Consultant en gestion: cố vấn ban giám đốc
- Manager/Directeur/Directrice: quản lý/ trưởng phòng
- Directeur marketing: giám đốc marketing
- Sage-femme: nữ hộ sinh
- Modèle: người mẫu
- Musicien/Musicienne: nhạc công
- Infirmier/Infirmière: y tá
- Employé de bureau: nhân viên văn phòng
- Peintre: họa sĩ
- Secrétaire: thư ký riêng
- Pharmacien/Pharmacienne dược sĩ
- Photographe: thợ ảnh
- Pilote: phi công
- Plombier/Plombière: thợ sửa ống nước
- Poète/Poétesse: nhà thơ
- Policier/Policière: cảnh sát
- Facteur/Factrice: người đưa thư
- Programmeur/Programmeuse: lập trình viên máy tính
- Gestionnaire de projet: quản lý dự án
- Psychologue: nhà tâm lý học
- Rappeur/Rappeuse: ca sĩ nhạc rap
- Réceptionniste: lễ tân
- Consultant en recrutement: chuyên viên tư vấn tuyển dụng
- Journaliste: phóng viên
- Assistant des ventes: trợ lý bán hàng
- Vendeur / Vendeuse: nhân viên bán hàng
- Capitaine de navire: thuyền trưởng
- Secrétaire: thư ký
- Agent de sécurité: nhân viên an ninh
- Commerçant/Commerçante: chủ cửa hàng
- Chanteur/Chanteuse: ca sĩ
- Développeur de logiciels: nhân viên phát triển phần mềm
- Soldat/Soldate: quân nhân
- Agent de change: nhân viên môi giới chứng khoán
- Tailleur/Tailleuse: thợ may
- Tatoueur/Tatoueuse: thợ xăm
- Téléphoniste: nhân viên trực điện thoại
- Guide touristique: hướng dẫn viên du lịch
- Interprète: phiên dịch viên
- Traducteur: Biên dịch viên
- Vétérinaire : bác sĩ thú y
- Serveur: bồi bàn nam
- Serveuse: bồi bàn nữ
- Soudeur/Soudeuse: thợ hàn
- Ouvrier/Ouvrière: công nhân
- Écrivain/Écrivaine: nhà văn
- Architecte: Kiến trúc sư
- Joueur/Joueuse de foot: Cầu thủ bóng đá
- Athlète: Vận động viên
- Entraîneur/Entraîneuse: Huấn luyện viên
- Pilote automobile: Tay đua
- Investisseur/Investisseuse: Nhà đầu tư
- Entrepreneur/Entrepreneure: Chủ doanh nghiệp
2. CÁCH GIỚI THIỆU NGHỀ NGHIỆP BẰNG TIẾNG PHÁP
Có từ vựng là có thể nghe, hiểu, và trả lời đơn giản được rồi. Nhưng để nói hay, nói chuẩn hơn thì bạn còn cần các mẫu câu đi cùng với từ vựng tiếng Pháp về nghề nghiệp nữa. Sau này, nhỡ đâu cần đi phỏng vấn bằng tiếng Pháp hoặc giới thiệu bản thân lúc đi ra mắt nhà vợ, nhà chồng người nước ngoài thì sao. Hãy tham khảo cách giới thiệu nghề nghiệp bằng tiếng Pháp sau đây nhé.
Nói về vị trí, tính chất công việc hiện tại
- Je suis + nghề nghiệp: Tôi là…
- Je travaille comme + vị trí công tác: Tôi đang làm ở vị trí…
- Je travaille pour + tên công ty: tôi làm việc cho …
- Je fais actuellement un stage dans/au sein de…./Je suis stagiaire dans/au sein de…: Hiện tại, tôi đang làm ở vị trí thực tập tại + tên công ty
- Je travaille à temps partiel / à temps plein chez…: Tôi đang làm việc bán thời gian/ toàn thời gian tại…
- Je cherche un emploi: Tôi đang tìm việc.
Nói về nhiệm vụ, trách nhiệm trong công việc
- Je suis en charge de …. : Tôi chịu trách nhiệm cho….
- Je suis responsable de…: Tôi chịu trách nhiệm/ quản lý về….
- …
3. CÁCH GHI NHỚ TỪ VỰNG TIẾNG PHÁP HIỆU QUẢ
Không chỉ là từ vựng tiếng Pháp về nghề nghiệp mà còn rất nhiều từ vựng theo chủ đề khác nữa chúng ta cần ghi nhớ. Có một điều ai cũng biết đó là việc học từ vựng chỉ hiệu quả khi người học biết cách vận dụng vào những ngữ cảnh thích hợp, nhưng biết vận dụng như thế nào đây? Có những cách học từ vựng tiếng Pháp nào?
– Đọc lặp đi lặp lại từ và nghĩa của nó
– Viết từ vựng ra giấy note và dán khắp nhà
– Viết ra 1 list những từ muốn học và đọc qua mỗi ngày
Thế nhưng khả năng nhớ từ vựng của bạn vẫn còn rất thấp!!!
– Khi đọc sách hay lướt web, bạn vẫn thường xuyên gặp những từ “trông quen quen” nhưng không hiểu hoặc không nhớ
– Khi làm bài kiểm tra, bạn vẫn hay quên nghĩa của những từ đã từng đọc qua rồi
– Khi nói chuyện, bạn không diễn đạt được ý mình muốn nói bằng tiếng Pháp
Vậy làm thế nào để nhớ từ vựng tiếng Pháp hiệu quả và giúp bạn nhớ lâu? Bạn hãy tham khảo một số cách học sau nhé:
Đặt mục tiêu khi học từ vựng tiếng Pháp
Học tiếng Pháp phải có hứng thú, tất nhiên rồi. Nhưng điều đó không có nghĩa là học ngẫu hứng, không kế hoạch. Bạn có thể không cần ép bản thân phải nhồi nhét từ mới nhưng nếu không đặt mục tiêu khi học thì bạn lại càng sai. Tốt nhất, nên chọn mục tiêu vừa đủ lớn vừa đủ không mang đến áp lực nặng nề để vẫn giữ được hứng thú khi học.
Ví dụ, bạn có thể đặt ra mỗi ngày học thêm 5 từ mới tiếng Pháp, sau 1 tháng số từ bạn tích lũy đã lên 150 từ. Tùy vào khả năng của bản thân bạn có thể đặt ra mục tiêu phù hợp. Và theo thời gian, mục tiêu có thể điều chỉnh tăng dần để nâng cao hiệu quả học.
Trong thực tế có không ít bạn đặt ra mục tiêu học 50 từ mỗi ngày. Sau một tháng, các bạn đã thành công có 1500 từ. Rất đáng ngưỡng mộ đúng không? Tuy rằng mục tiêu này khá lớn nhưng nếu bạn có một lộ trình và phương pháp khoa học thì không phải là bạn không thể đạt được đâu nhé.
Học các dạng thức khác nhau của từ
Thay vì chỉ ghi nhớ duy nhất một tầng nghĩa hay một cách dùng cơ bản của từ, bạn nên học nhiều dạng thức của từ. Học một biết nhiều, đó chính là hiệu quả thu được của phương pháp này.
Bạn có thể kẻ bảng chia thành 4 – 6 cột nhỏ, mỗi cột sẽ định danh là danh từ, động từ, tính từ, từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa, nếu bạn thấy cần. Với mỗi từ tiếng Pháp, bạn ghi đầy đủ từng dạng thức vào từng cột tương ứng. Như vậy chỉ 1 từ bạn đã có thể biết thêm được nhiều từ nữa với ý nghĩa tương đồng đấy.
Gutentor Advanced Text
Sử dụng bản đồ tư duy khi học
Dành cho bạn nào thích vẽ vời thì vô cùng hợp luôn nhé. Bạn có thể vận dụng bản đồ tư duy để làm phương tiện học từ vựng tiếng Pháp thêm thú vị, hiệu quả. Cách làm khá đơn giản, bạn có thể tham khảo ở đây:
+ Đặt một chủ đề làm trung tâm, bạn nên làm nó nổi bật hơn bằng cách viết chữ to nhất hoặc dùng màu ấn tượng.
+ Vẽ các nhánh chủ đề phụ nằm trong chủ đề lớn: viết in hoa, bôi đậm để phân biệt với chủ đề lớn.
+ Chia các nhánh nhỏ hơn từ chủ đề phụ: viết thường, size nhỏ
Với cách học này, bạn không chỉ tăng khả năng ghi nhớ từ đồng nghĩa hay học cụm từ dễ dàng. Thêm vào đó việc học từ vựng cũng nhanh, tiến độ mở rộng cũng tốt. Các mối liên hệ được thiết lập giúp bạn có lối tư duy thêm logic, nhờ đó việc ôn lại cũng thuận lợi hơn. Đặc biệt nó còn giúp bạn xả stress cực hiệu quả nữa nhé.
Tuy nhiên, khi vận dụng cách học này, bạn nên ghi nhớ:
+ Tránh chia quá nhiều nhánh cùng lúc nhé. Việc ôm đồm quá nhiều kiến thức sẽ khiến bạn khó ghi nhớ ngay được. Tốt nhất là bắt đầu với 2 – 3 nhánh, sau đó mỗi ngày sẽ mở rộng và bổ sung dần.
+ Không cần bôi quá nhiều màu sẽ khiến bản đồ rối mắt.
+ Chỉ nên sử dụng từ khóa hoặc cụm từ thay vì dùng cả câu dài dòng.
+ Nếu lười vẽ, bạn có thể dùng excel hoặc phần mềm để xây dựng bản đồ của mình.
Dùng và áp dụng từ ngay sau khi học
Đừng để từ vựng bạn mới học được bị lãng quên vô ích. Ứng dụng ngay sau khi học chính là cách giúp bạn ghi nhớ hiệu quả hơn. Đó có thể là một dòng status với từ mới hoặc một vài dòng ngẫu hứng trên facebook hay instagram,… Hoặc nếu có một người bạn học cùng thì bạn có thể tranh thủ tán gẫu lại càng tốt. Bạn sẽ thấy ngạc nhiên vì hiệu quả thu được đấy. Hoặc bạn cũng có thể tự đặt câu, tự quay video nói về bản thân mình với từ vựng tiếng Pháp theo chủ đề.
Để được tư vấn về du học, xin học bổng du học Canada, Pháp và học tiếng Pháp, mời các bạn liên lạc với Việt Pháp Á Âu thông qua địa chỉ sau:
CÔNG TY TƯ VẤN GIÁO DỤC VÀ PHÁT TRIỂN HỘI NHẬP VIỆT PHÁP Á ÂU
Hotline : 0983 102 258
Email : duhocvietphap@gmail.com
FanPage : www.facebook.com/duhocvietphapaau/
Địa chỉ : Phòng 1702, Tòa nhà A1, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội