Các bạn đi chương trình Aupair Pháp 2017 hãy đọc bài này để hiểu rõ thêm về người Pháp, cách họ dạy con. Hãy chuẩn bị thật kỹ trước khi lên đường du học Pháp để có một kỳ au pair thật thành công nhé!
Một bà mẹ người Mỹ sống tại Paris tên là Pamela Druckerman đã cảm thấy thực sự nể phục sự ngoan ngoãn của các em bé Pháp. Chị tin rằng điều này bắt nguồn từ chính cha mẹ của những em bé ấy. Chị đã tìm hiểu và rút ra được nhiều bài học về cách nuôi dạy con cái của các ông bố bà mẹ Pháp. Dưới đây là đoạn chia sẻ của chị:
“ Khi cô công chúa nhỏ tên Bean của chúng tôi tròn 18 tháng tuổi, tôi và chồng quyết định đưa cô bé đi nghỉ vài ngày ở biển. Và Bean đã làm chúng tôi phải suy nghĩ lại vì đã nói rằng “Chẳng có lí do gì mà chuyến đi này không diễn ra tốt đẹp cả!”. Mọi chuyện đâu có đơn giản đến thế! Chúng tôi nhanh chóng nhận ra việc ăn tại nhà hàng với một đứa bé đang chập chững biết đi là cả một vấn đề, khó khăn và phức tạp lắm! Chỉ sau vài phút ngắn ngủi sau khi nhìn đĩa thức ăn, Bean bắt đầu dốc ngược lọ muối và xé các gói đường. Sau đó, con bé đòi chúng tôi đưa ra khỏi chiếc ghế cao và bắt đầu đi khắp nơi trong nhà hàng và nghịch ngợm mọi thứ. Để ngăn cản cô bé quậy phá, chúng tôi đã phải ăn với tốc độ nhanh gấp 4 lần. Chúng tôi thậm chí đã phải yêu cầu phục vụ mang món khai vị và món chính cùng lúc. Chồng tôi vội đến mức nuốt phải cả xương cá. Tôi trong khi đó thì phải luôn để ý để Bean không va vào một anh phục vụ nào hoặc không bị ngã xuống bể nước. Tuy vậy, nhưng các cuộn khăn giấy cũng đã rách tả tơi, đĩa mực thì đã đổ ụp xuống chân bàn. Sau khi kết thúc bữa ăn một cách vội vàng, chúng tôi đã để lại tiền boa hậu hĩnh để xin lỗi về sự phiền toái của con bé. Những bữa ăn sau đó cũng không có gì khá khẩm hơn!!!.
Không một tiếng khóc, không một lời rên rỉ
Sau những bữa ăn ấy, tôi cũng bắt đầu nhận thấy các gia đình người Pháp xung quanh dường như không hề phải trải nghiệm những thử thách tương tự. Kỳ lạ thay, họ dường như đang tận hưởng kỳ nghỉ với những cô công chúa hoàng tử nhỏ của mình. Những đứa trẻ Pháp có vẻ rất hài lòng và hạnh phúc khi ngồi trên chiếc ghế cao dành cho mình. Chúng chờ đợi bữa ăn của mình một cách hạnh phúc, ăn tất cả các loại thức ăn mà bố mẹ chúng đưa cho từ cá, thịt và thậm chí cả rau. Không khóc cũng không la hét hay rên rỉ. Đặc biệt, chúng tôi chẳng hề thấy bóng dáng của thức ăn rơi vãi dưới chân bàn.
Và tôi nhanh chóng nhận ra sự khác biệt đáng ngạc nhiên này không chỉ dừng lại ở bữa ăn. Vậy những ông bố bà mẹ Pháp họ làm thế nào để được như vậy? Tôi đã ngồi quan sát cả trăm giờ tại một sân chơi của bọn trẻ con Pháp, tôi chưa bao giờ thấy một đứa trẻ nào nổi giận. Tại sao những người bạn Pháp của tôi, họ không bao giờ phải ngừng hay rút ngắn một câu chuyện đang nói qua điện thoại chỉ vì những đứa trẻ cứ quấn quýt bên chân? Tại sao không gian phòng khách của họ chẳng bao giờ bị xâm chiếm bởi lều trại mini hay đồ dùng nhà bếp của búp bê giống như phòng khách ở Mỹ? Ở Paris, khi một gia đình người Mỹ đến thăm chúng tôi, các bậc cha mẹ thường dành phần lớn thời gian để làm trọng tài cho những cuộc cãi vã của con cái, hướng dẫn đứa bé nhất cách chơi đồ nhà bếp hoặc xếp lego. Trái lại, khi gia đình những người bạn Pháp đến thăm gia đình tôi, người lớn thì uống café tán chuyện, còn bọn trẻ thì tự chơi với nhau, đứa lớn chơi và chỉ cho đứa bé.
Tôi quyết định đi tìm câu trả lời cho những thắc mắc bấy lâu. Hiện tại, Bean đã 6 tuổi và có 2 em sinh đôi 3 tuổi. Sau khi tìm hiểu, tôi thấy rằng: người Pháp không phải là hoàn hảo, nhưng họ có công thức giáo dục con thực sự hiệu quả.
Thời gian dành cho cha mẹ
Các bạn cứ yên tâm rằng tôi không hề thiên vị người Pháp chỉ vì tôi sống ở Pháp nhé. Trước khi chuyển đến Paris, tôi thậm chí còn không chắc chắn là mình có thể sống ở đây hay không. Tôi không hề muốn các con của tôi lớn lên trở thành những “cậu ấm cô chiêu Paris kiêu kỳ”. Nhưng, ngược lại với những suy nghĩ đó, nước Pháp đã cho tôi thấy một sự khác biệt, đối lập mạnh mẽ với nước Mỹ về cách giáo dục con cái. Những ông bố bà mẹ Pháp thuộc tầng lớp trung lưu chiếm đa phần dân số (Tôi không nói đến những người rất giàu hay người nghèo) đều thấy rằng việc họ dành thời gian cho gia đình và nuôi dạy con cái chưa bao giờ là nỗi ám ảnh. Họ cho rằng chính cha mẹ cần phải có không gian riêng, không nhất thiết lúc nào cũng phải phục vụ con cái của họ. Một bà mẹ người Pháp đã chia sẻ với tôi:
– “Với tôi, thời gian những buổi tối là để dành cho cha mẹ. Đương nhiên, cô con gái nhỏ có thể ở lại với chúng tôi nếu con bé muốn, nhưng dù sao thì đó vẫn là thời gian dành cho người lớn.”
Chắc chắn các bạn sẽ thắc mắc là trong trường hợp con còn nhỏ thì phải làm sao? Đương nhiên là người Pháp được hưởng hỗ trợ tiện ích để việc có con trở nên hấp dẫn và ít căng thẳng. Ở Pháp chính sách hỗ trợ giáo dục rất tốt nên họ không phải trả tiền để cho con đi nhà trẻ và học đại học. Nhưng những thứ đó không thể giải thích tất cả. Khi tôi hỏi cha mẹ Pháp cách họ đã làm để kỷ luật con cái của họ, họ phải mất một lúc để hiểu được những gì tôi muốn nói. Họ còn hỏi lại tôi “À, ý cậu là làm thế nào để nuôi nấng chúng ý hả?”. Tôi nhận ra điều này, trong tâm thức của người Pháp, thuật ngữ “kỷ luật” chỉ có nghĩa hẹp là sự trừng phạt, do đó họ không bao giờ dùng cho con của họ. Trong khi đó, với họ, việc giáo dục con cái là cả một quá trình lâu dài, bền bỉ đòi hỏi rất nhiều kiên nhẫn mà ở trường trẻ không thể học được. Một trong những chìa khóa thành công của giáo dục con cái chỉ đơn giản là việc học cách kiên nhẫn. Đó là lý do tại sao hầu hết các em bé Pháp ngủ một mình ở phòng riêng bắt đầu từ khi chỉ mới 2 hoặc 3 tháng. Cha mẹ chúng sẽ không vồ vập vỗ về ngay khi chúng bắt đầu khóc, sẽ để trẻ học cách tự ngủ lại. Đây cũng là lý do tại sao trẻ em Pháp sẽ ngoan ngoãn và yên lặng trong nhà hàng. Thay vì ăn vặt suốt ngày như trẻ em Mỹ để rồi chẳng mấy chốc mà béo phì, hầu hết trẻ em Pháp phải chờ đến giờ ăn. Mọi trẻ em Pháp ăn 3 bữa/ngày và bữa ăn phụ vào lúc 16h.
“Đợi mẹ 2 phút nhé con yêu!”
Một ngày thứ 7, tôi đến thăm gia đình cô bạn Delphine Porcher, luật sư người Pháp chuyên về luật lao động ở ngoại ô Paris. Khi tôi đến, chồng cô ấy đang làm việc trong phòng khách trong khi con gái 1 tuổi tên là Aubane đang ngủ bên cạnh. Pauline, 3 tuổi, đang ngồi ở bàn ăn, hì hụi đổ bột làm bánh vào khuôn. Delphine không dành cả một ngày đẹp trời như thế để dạy con của mình tính kiên nhẫn. Nhưng chính những việc làm hàng ngày lại đóng vai trò như là nơi đào tạo. Delphine kể với tôi cô ấy thường mua kẹo cho Pauline tại các cửa hàng bánh. Nhưng Pauline không bao giờ được được ăn chúng trước giờ bữa ăn phụ, thậm chí là phải chờ đợi vài giờ liền. Và khi Pauline đã cố gắng để làm gián đoạn cuộc nói chuyện của chúng tôi, Delphine nói: Đợi mẹ 2 phút nhé con yêu. Mẹ đang nói chuyện.” Tôi đã rất ấn tượng bởi giọng nói nhẹ nhàng nhưng đầy uy của Delphine bởi ngay sau đó, Pauline đã nghe lời.
Những ông bố bà mẹ Mỹ đương nhiên cũng muốn con của họ kiên nhẫn. Người Mỹ khuyến khích con họ chia sẻ, lần lượt nêu lên ý kiến, làm việc theo kế hoạch. Tuy nhiên tính kiên nhẫn lại không phải là đức tính mà người Mỹ chủ trương dạy cho con một cách cần mẫn như cha mẹ Pháp. Chúng ta có xu hướng tin rằng sự kiên nhẫn của một đứa trẻ phụ thuộc vào tính khí của chúng. Trong con mắt của người Mỹ chúng tôi, những ai có con biết chờ đợi thực sự là những người may mắn.
Ở Pháp, các bậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ em không nghĩ rằng chúng ta có thể lỏng lẻo trong việc giáo dục con tính kiên nhẫn. Khi tôi gợi ra chủ đề này trong một bữa ăn tại Paris, anh bạn chủ nhà người Pháp của tôi đã kể câu chuyện của anh ấy xảy ra khi còn ở Nam California. Anh ta cùng vợ đã kết thân với một cặp vợ chồng người Mỹ. Họ quyết định cùng nhau đi nghỉ ở Santa Barbara. Đây là lần đầu tiên họ gặp con của gia đình Mỹ. Bọn trẻ từ 7 đến 15 tuổi. Nhiều năm sau họ vẫn còn nhớ rằng những đứa trẻ ấy đã luôn cắt ngang câu chuyện của chúng tôi. Bất cứ lúc nào có thể là giờ ăn. Chúng tự mở của tủ lạnh và lấy đồ ăn nếu muốn. Anh bạn ấy đã kể cho tôi rằng “Tớ vô cùng sốc và cảm thấy không hài lòng khi mà cha mẹ chúng không bao giờ nói Không. Bọn trẻ có thể làm bất cứ điều gì.”
Đưa vào khuôn phép
Sau tất cả những việc ấy, tôi nhận ra rằng người Pháp đã dùng cụm từ “bất cứ điều gì” để nói về trẻ em Mỹ, ngụ ý là bọn trẻ không được chỉ bảo rõ ràng những nguyên tắc và khuôn phép. Cha mẹ Pháp thường nhắc đến từ “khuôn phép”, họ muốn con của họ biết được giới hạn chừng mực cụ thể về một số điều mà cha mẹ thực thi nghiêm ngặt. Tuy nhiên trong “khuôn phép” ấy, cha mẹ vẫn để cho con cái được tự do và tự chủ khá nhiều. Đưa vào quy củ là một trong những yếu tố ấn tượng nhất trong giáo dục kiểu Pháp, và có lẽ đây là việc khó khăn nhất để làm. Nhiều bậc cha mẹ Pháp nói với tôi rằng họ đã thành công khi luyện cho con đức tính này. Đó là điều mà tôi luôn khao khát. Bọn trẻ thực sự nghe lời cha mẹ của chúng. Một buổi sáng chủ nhật tại công viên, người hàng xóm Frédérique đã nhìn thấy tôi vật lộn với cậu con trai Leo 2 tuổi của tôi. Trong khi tôi và anh ấy nói chuyện, mặc dù đã luôn để ý nhưng chỉ một tích tắc, Leo đã nhảy lên các rào sắt xung quanh và cố để nói chuyện với tôi. Mỗi lần tôi đứng dậy để đuổi theo thằng bé, đưa thằng bé về chỗ chơi là nó lại gào lên. Tôi đã phát cáu lên. Ban đầu, Féd chỉ quan sát. Nhưng sau đó, không thể chịu được nữa, anh ấy nói với tôi rằng nếu tôi đã dành thời gian chỉ để chạy theo Leo thì chính tôi đã vứt đi những niềm vui ngày cuối tuần. Tôi hỏi anh ta vậy tôi phải làm sao? Féd chỉ mìm cười và bảo tôi tại sao không thử thuyết phục thằng bé thay vì quát mắng. Anh ấy bảo tôi đừng quá lo lắng và hãy kiên nhẫn hơn chút nữa. Lần đâu tiên khi tôi nhắc nhở Leo đã không nghe lời. Nhưng sau đó, dần dần, tôi thấy từ “Không” đã bắt đầu có hiệu lực. Đến lần thứ 4, tôi cuối cùng cũng làm được. Leo vẫn mon men đến chỗ tường rào và cánh cổng nhưng không trèo lên đó nữa. Thằng bé đã quay đầu lại nhìn tôi với ánh mắt chờ đợi cái gật đầu. Tôi đã thể hiện thái độ như vậy là không ngoan và 10 phút sau, kỳ diệu thay, Leo đã quên đi tường rào và cánh cổng và lặng lẽ chơi với những đứa trẻ khác. Fédérique đã chỉ ra cho tôi thấy cách đưa thằng bé vào khuôn phép nhưng chúng không hề có vẻ gò ép và bị tổn thương. Vào thời điểm đó – có lẽ là lần đầu tiên trong đời mình – Leo thực sự có vẻ là một em bé Pháp.”
Với bài viết này, Việt Pháp Á Âu hy vọng các bạn tham gia chương trình aupair Pháp sẽ trang bị thêm cho mình được một số kiến thức để có thể hòa nhập nhanh nhất với gia đình bên Pháp.
Việt Pháp Á Âu chúc các bạn đã lựa chọn chương trình aupair Pháp có một kỳ aupair Pháp thật thành công!
Công ty tư vấn giáo dục và phát triển hội nhập Việt Pháp Á Âu
Hotline : 0983 102 258 (Ms Hà)
Email : duhocvietphap@gmail.com
FanPage : www.facebook.com/duhocvietphapaau/
Địa chỉ : P 1702, Nhà A1, Đường Nguyễn Cơ Thạch, Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, HN